Có lẽ đây là vật liệu duy nhất được biết đến như một cơn khát nước : “
bê tông thấm nước”. một loại vật liệu hướng tới tương lai, có thể giải quyết
vấn đề thoát nước bề mặt trong đô thị, một trong những ảnh hưởng lớn đến biến
đổi khí hậu.
Bê tông
thấm nước đang từng bước chứng minh hiệu quả của nó nhờ vào các nghiên cứu và
áp dụng của kỹ sư và kiến trúc sư trên toàn thế giới. Ví dụ như Hà Lan, được
biết đến với khí hậu mưa nhiều và luôn dám sử dụng những vật liệu sáng tạo và
không chính thống, không ngạc nhiên nếu thành phố Rotterdam của Hà Lan chấp
nhận cho thử nhiệm bê tông thấm nước.
Hà Lan
nhận trung bình 800 milimet nước mưa mỗi năm vì vậy yêu cầu cơ sở hạ tầng có
thể chống lại sự tràn nước, ngập lụt trên diện rộng trong đô thị. Người Hà Lan
đã phát triển nghiên cứu về sự ảnh hưởng tác động đến điều kiện thời tiết của
họ , kết quả là các sản phẩm phát minh đồng thời có thể xử lý và điều hướng một lượng mưa lớn.
Eindoven-base Rainaway công bố những loại gạch được lấy cảm hứng từ kiến trúc
nhật bản được thiết kế thoát nước từ từ thông qua việc kết hợp giữa bê tông
thấm nước và vật liệu đặc.
Gạch
rainaway giữ nước chảy tràn trong những ô nhỏ và cho chép nước thấm qua
bê tông thấm nước xuống đất dần dần. Điều này giúp giảm áp lực lên hệ thống
thoát nước trong thời điểm mưa lớn. Cũng giống như vật liêu mà UK-base Company
Tarmac miêu tả trong đoạn video, Gạch ‘’Rainaway” được thiết kế giống như một
máng nước giúp cho sự thoát nước diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên ngược lại với
gạch rainaway, Tarmac
sản xuất cơ sở hạ tầng quy mô lớn hơn sử dụng phương pháp bê tông thấm nước .
Mặc dù vậy Bê tông thấm nước còn có một số
vấn đề tồn tại, ví dụ như Tarmac cảnh báo rằng vật liệu Topmix permeable của họ
không thể sử dụng trong thời tiết lạnh bởi vì sự giãn nở khi bị đóng băng. Tuy
nhiên ưu điểm của vật liệu đó dường như vượt trên khuyết điểm. giải pháp
của cả Rainaway và Tarmac đều có tiềm năng rất lớn đối với nơi có khí hậu mưa
nhiều như ở hà lan và Anh, sáng tạo này sẽ góp phần vào việc chống lại việc
nhập lụt và nước chảy tràn trong đô thị.
Hi vọng thời gian
tới, vật liệu này có thể được áp dụng ở Việt Nam và giải quyết các vấn đề ngập
lụt trong mùa mưa ở các thành phố lớn
Cu.T biên tập từ
Archdaily.com