Một đơn vị nghiên cứu công nghệ sinh học đã sử dụng vi khuẩn
để sản xuất ra những vật liệu phong phú trong tự nhiên. Bằng việc sử dụng vi
sinh vật để nuôi cấy và sản sinh ra vật liệu, BioMason đã giành được giải nhất cuộc
thi Cradle Product Innovation Challenge. Hiện tại, bốn nhóm vật liệu truyền thống
– bê tông, kính, thép và gỗ đều tiêu tốn rất nhiều năng lượng cho quá
trình sản xuất và đồng thời bị phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn
kiệt. Câu trả lời của BioMason là xi măng sinh học cường độ cao( tương tự cấu
trúc san hô) có thể sử dụng mà không ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
Theo bioMason.” Năm
2008, 2.8 tỉ tấn xi măng được sản xuất và tạo ra một khối lượng lớn CO2 tương ứng
trên toàn cầu”. Quá trình sản xuát vật liệu xây dựng, từ việc khai thác vật
liệu thô, vận chuyển, tới việc nung nóng tiêu tốn một lượng năng lượng khổng lồ.
Thực tế, “40% lượng khí thải CO2 có nguồn
gốc từ ngành công nghiệp xây dựng.”
“Một số loại vi khuẩn có khả năng tạo ra môi
trường lí tưởng để kết hợp các chất dinh dưỡng, khí nitơ và các nguồn canxi và
tạo ra loại xi măng tự nhiên trong điều kiện nhiệt độ không khí thông thường,
do đó mà chỉ trong vòng chưa đến 5 ngày có thể tạo ra vật liệu xây dựng đúc sẵn.”
bioMason đã tạo ra mô hình khả thi và thích hợp với nhu cầu thị trường, qua đó
xin cấp giấy phép sản xuất để có thể tiếp tục phát triển trên diện rộng.
Quá trình sản xuất gạch sinh học có giá thành rẻ, có tiềm
năng tạo ra nhiều sản phẩm phong phú trên toàn cầu (tùy vào đặc trưng từng
vùng) và có thể sản xuất từ các vật liệu thừa, rác thải. Thay vì cần sử dụng
các lò chuyên dụng để nung nóng thì gạch sinh học được sản xuất trong điều kiện
nhiệt độ thông thường. Thành phần nước được sử dụng để dẫn sản phẩm kết dính được
tái sử dụng bằng hệ tuần hoàn kín. Hơn thế, chính nhờ vào quá trình đặc biệt mà
sản phẩm tạo ra có cấu trúc mạng tinh thể khác với các loại xi măng Pooclang
thông thường, “các thí nghiệm gần đây cho thấy khả năng sử dụng tốt trong điều
kiện nước biển.”
Biên tập và biên dịch
theo Archdaily
Ảnh BioMason