Kiến
trúc sư và các kỹ sư đang tìm kiếm cho mình vật liệu thông minh cho việc thiết
kế ra những công trình độc đáo, có khả năng tương tác và phản ứng với môi trường
như một thực thể sống, vật liệu “động” là một ý tưởng hay. Water Reaction, một
dự án nghiên cứu của Chao Shen, sinh viên của trường Đại học Nghệ thuật Hoàng
Gia hướng đến việc phát triển một vật liệu có khả năng tự tương tác với môi trường
mà không cần tác động của con người. Thay vì những vật liệu kính và công nghệ cảm
ứng được lập trình công nghiệp hóa.
Ý
tưởng của Chen xuất phát từ hình tượng quả thông với những lớp vỏ có thể đóng mở
tùy vào điều kiện môi trường để bảo vệ hạt thông bên trong. Sau khi nghiên cứu
kỹ mặt cắt của quả thông, Chen nhận ra rằng cấu trúc vỏ được cấu thành từ hai lớp
có độ rỗng và độ xốp khác nhau. Trong điều kiện bị ướt, lớp bên ngoài giãn nở tốt
hơn lớp bên trong, nhờ đó, lớp vảy bị bẻ cong và đóng lại. Từ ý tưởng này, Chen
sử dụng vải, một lớp phim mỏng và lớp gỗ ván lang để mô phỏng cấu trúc trên. Với
các sợi có khả năng giãn nở dọc theo các rãnh, vật liệu này trở thành các dạng
tấm mỏng co giãn khi bị ướt.
Dạng
tấm lớn được ghép từ các tấm nhỏ, độc lập với nhau. Khi trời mưa, kế cấu này sẽ
mở rộng và có tác dụng che chắn, khi trời nắng, kết cấu đó sẽ đóng lại. Mặc dù
vật liệu này đang được thử nghiệm ở quy mô nhỏ, nhưng chúng có khả năng phát
triển để ứng dụng cho bến xe bus , hoặc bề mặt của công trình lớn nhằm tận dụng
ánh sáng tự nhiên và khả năng thông gió.
Đối
với kết cấu dạng thẳng đứng, Chen cho rằng vật liệu này có thể sẽ mang lại cái
nhìn mới lạ hơn cho những khu vực có điều kiện thời tiết mưa nhiều. Bằng việc lắp
đặt những tấm vật liệu lên trên bề mặt sáng, những ngày mưa có thể trở nên sống
động hơn khi nó có thể mở ra những bức tường tương tự như bông hoa với các dải
màu sắc độc đáo; mở rộng hơn lên quy mô toàn bộ lớp vỏ công trình có thể mang lại
vẻ đẹp sống động cho nó. Thậm chí vật liệu này cũng có thể được ứng dụng trong
những việc tưởng chừng như rất nhỏ, ví dụ như đóng vai trò xem xét lúc nào cây
cần được tưới nước. Chỉ với một dải nhỏ vật liệu này bên cạnh cây trồng, nó sẽ
chỉ ra lúc nào cây của bạn cần được tưới nước.
Hiện
nay, hướng phát triển chính của Chen cho đề tài của mình là cải thiện độ bền của
vật liệu dưới tác dụng của gió và đồng thời tăng tuổi đời của nó. Với nhiều dự
án phát triển thì sẽ ngày càng có nhiều ứng dụng, và việc những ý tưởng như của
Chen đang dần trở nên phổ biến, tương lai gần sẽ chứng kiến không gian thành phố
trở nên sống động hơn – không chỉ dưới tác động, can thiệp của con người mà từ
chính môi trường xung quanh.
Biên dịch theo
Arch Daily