Nhà triển lãm có hình dáng mô phỏng cấu trúc của xương động vật – “Osteobotics”

Osteobotics

   Kiến trúc sư có thể sử dụng những yếu tố cố định kết hợp với những phần có thể di chuyển linh động, nhưng chỉ một vài vật liệu là có khả năng vừa chị kéo và chịu nén cùng một lúc. Trong một dự án từ hội kiến trúc sư DRL, một nhóm sinh viên đã  nghiên cứu loại vật liệu này, vật liệu Polycaprolactone, một loại sợi nhân tạo được tạo ra từ vi sinh vật. Vật liệu này được dùng để dựng bộ khung cho một công trình triển lãm.



Cấu trúc của vật liệu rất mềm mại, nhưng vẫn có độ đặc chắc, cho phép sợi polyester có thể kéo giãn thành một hình dạng và sau đó được đông cứng bằng sơn làm lạnh. Có 2 rôbot làm việc cùng nhau, một chiếc có nhiệm vụ kéo những sợi polyester thành những hình dạng hữu cơ, theo một mô hình đã lập trình. Robot còn lại làm nhiệm vụ cô kết cấu trúc vừa được tạo ra.
Osteobotics
Osteobotics

Osteobotics

Osteobotics

Osteobotics
Quá trình tạo ra giàn chịu lực dạng hữu cơ này đòi hỏi phải tính toán chính xác độ dài, định hướng nút, và góc kéo trong không gian. Để dễ dàng trong quá trình xây dựng, các module nhỏ được xây dựng tiền chế, sau đó chúng được liên kết tại công trường bằng khẩu súng nhiệt. Với trọng lượng nhẹ, cấu trúc này có thể tạo ra những nhịp không gian rất dài và rộng
Theo nhóm nghiên cứu, 70 % chất thải được sinh ra từ quá trình xây dựng ở London. Và với 1.418 cấu trúc di động đang hiện diện ở London, tái sử dụng vật liệu từ những công trình này là một vấn đề lớn. 
Osteobotics

Tuy nhiên “Osteobotics” giải quyết vấn đề này, sau khi quá trình triển lãm kết thúc, vật liệu này lại được tái sử dụng bằng cách nung nóng và lại được sủ dụng để tạo ra cấu trúc mới, hoặc được tiêu hủy bằng vi sinh vật.
Osteobotics

Osteobotics
Biên dịch từ Archdaily.com